Tin tức

Virus máy tính gây thiệt hại hơn 500 tỷ đồng mỗi tháng



Tính trên mức thu nhập của người sử dụng và thời gian gián đoạn công việc do virus máy tính gây ra, thiệt hại trung bình mà mỗi người dùng ở Việt Nam phải hứng chịu là hơn 1,3 triệu đồng mỗi năm.

Đó là kết quả nghiên cứu được Bkav thực hiện vào cuối năm 2011. Theo đó, tổng mức thiệt hại mà virus máy tính gây ra cho người dùng tại Việt Nam lên đến 559 tỷ đồng mỗi tháng, tương đương 6.700 tỷ đồng mỗi năm. Tính trung bình, mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam thiệt hại 1.342.000 đồng mỗi năm.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, USB vẫn là nguồn lây nhiễm virus phổ biến, với tỉ lệ lên tới 88%. Trong khi đó, vấn đề nhận thức an ninh mạng của người sử dụng máy tính chưa được cải thiện. Điển hình là nhiều người vẫn chưa có thói quen cảnh giác trước các đường link lạ, được gửi qua Yahoo Messenger hoặc mạng xã hội, dù các chuyên gia an ninh mạng đã nhiều lần khuyến cáo việc bấm vào những đường link như vậy rất dễ bị nhiễm mã độc hay bị mất mật khẩu Yahoo.

Theo hệ thống giám sát virus của Bkav, trong tháng 4/2012, gần 7 triệu lượt máy tính (6.912.000) tại Việt Nam đã bị nhiễm virus. W32.Sality.PE tiếp tục là dòng virus lây nhiễm nhiều nhất. Về tình hình an ninh mạng, đã có 175 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 24 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 151 trường hợp do hacker nước ngoài.

Nguy cơ lây nhiễm virus từ các 'chợ' ứng dụng không chính thống

Lợi dụng nhu cầu tìm kiếm các phần mềm nổi tiếng dành cho smartphone, đặc biệt là ứng dụng cho Android, hacker đã tạo ra những phần mềm giả mạo có chứa mã độc rồi đẩy lên các “chợ” phần mềm không chính thống trên Internet, lừa người dùng tải về. Chỉ trong tháng 4, đã xuất hiện liên tiếp các virus núp bóng phần mềm Instagram và phiên bản mới của Angry Birds. Khi tải các ứng dụng giả mạo này, người sử dụng đã vô tình tải virus về chính máy điện thoại của mình.

Cả Instagram và Angry Birds đều là những ứng dụng dành cho smartphone có số lượng hàng triệu lượt tải về chỉ vài ngày sau khi ra mắt. Hacker đã tạo ra phiên bản Instagram giả mạo để đánh cắp tiền của người dùng. Sau khi được cài đặt lên điện thoại, Instagram giả mạo sẽ tự động gửi đi các tin nhắn tới nhiều đầu số dịch vụ có thu phí. Người sử dụng điện thoại, vì thế sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà họ không hay biết. Trước đó, phiên bản mới nhất của game Angry Birds (Angry Birds Space) cho hệ điều hành Android cũng bị lợi dụng để cài mã độc. Trước tình hình đó, các chuyên gia bảo mật khuyên người dùng không nên tải ứng dụng từ các kho không rõ nguồn gốc. Trong thời gian tới, giống như máy tính, điện thoại di động cũng sẽ phải cài đặt phần mềm diệt virus để được bảo vệ thường xuyên.

Việt Lê

Theo Infonet.vn

Menu
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức
Download
Khách hàng
Liên hệ
Giới thiệu
Giới thiệu Univinet
Hướng dẫn và hỗ trợ
Đội ngũ & phòng ban
Giai đoạn phát triển
Dự án đầu tư
Dịch vụ
Thiết kế web
Dịch vụ tên miền
Dịch vụ hosting
Quảng bá website
Thiết kế sáng tạo
call-button